Mẫu giấy ủy quyền công ty là văn bản được nhiều công ty sử dụng nhằm ủy quyền cho cá nhân/tổ chức nào đó thực hiện thay công việc trong phạm vi được ủy quyền. Vậy, giấy ủy quyền là gì? Quy định của pháp luật về ủy quyền doanh nghiệp ra sao? Các mẫu giấy ủy quyền công ty/doanh nghiệp được dùng nhiều nhất hiện nay. Cùng BHXH tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Những thông tin cần biết về giấy ủy quyền
Để áp dụng giấy ủy quyền trong công việc của doanh nghiệp mình, các công ty/doanh nghiệp cần biết một số thông tin sau:
Giấy ủy quyền là gì?
Giấy ủy quyền là văn bản pháp lý trong đó người ủy quyền tiến hành ủy quyền cho người khác thực hiện một hoặc nhiều công việc. Phạm vi công việc được thực hiện quy định trong Giấy ủy quyền. Tùy vào mức độ quan trọng của công việc, cá nhân/công ty dùng giấy ủy quyền hoặc không. Bên cạnh đó, các loại giấy ủy quyền thường phải công chứng, chứng thực.
Giấy ủy quyền thường được sử dụng trong nhiều công ty/doanh nghiệp, khi lãnh đạo muốn ủy quyền cho nhân viên thực hiện một hoặc nhiều công việc thay mình thì họ sẽ dùng Giấy ủy quyền. Giấy ủy quyền thường do bên ủy quyền lập và người được ủy quyền có quyền thực hiện hoặc không thực hiện công việc quy định trong Giấy ủy quyền.
BẠN ĐỌC QUAN TÂM >> Mẫu giấy ủy quyền 13-HSB
Quy định của pháp luật về ủy quyền trong doanh nghiệp
Căn cứ Khoản 1, 2 và 3, Điều 15, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định như sau:
1. Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo quy định sau đây:
a) Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện;
b) Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện.2. Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức cử nhiều người đại diện theo ủy quyền thì phải xác định cụ thể phần vốn góp, số cổ phần, cho mỗi người đại diện.
3. Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty không xác định phần vốn góp, số cổ phần tương ứng cho mỗi người đại diện theo ủy quyền, phần vốn góp, số cổ phần sẽ được chia đều cho số lượng người đại diện theo ủy quyền.
(Theo Khoản 1,2 và 3, Điều 15, Luật Doanh nghiệp năm 2014)
Theo đó, nếu người ủy quyền tiến hành ủy quyền thì phải có văn bản chứng thực (giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền) theo quy định của Điều luật trên. Bên cạnh đó, tùy thuộc phạm vi, cổ phần mà công ty cử số lượng người đại diện khác nhau.
Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 5, Điều 15, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định người đại diện theo ủy quyền phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;
- Thành viên, cổ đông là công ty có phần vốn góp hay cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được cử vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện theo ủy quyền tại công ty khác;
- Các tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.
Mẫu giấy ủy quyền công ty mới 2021
Để quá trình ủy quyền diễn ra thuận tiện và nhanh chóng hơn, các công ty có thể sử dụng mẫu giấy ủy quyền dưới đây.
Mẫu giấy ủy quyền công ty
Một số mẫu giấy ủy quyền công ty:
Mẫu số 1
Mẫu số 2
Mẫu số 3
Mẫu số 4
Mẫu số 5
Nội dung chính của giấy ủy quyền công ty
Mẫu giấy ủy quyền công ty thường bao gồm các mục sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ;
- Tên loại giấy tờ: “GIẤY ỦY QUYỀN” + việc được ủy quyền;
- Thông tin cá nhân các bên ủy quyền gồm: Họ và tên, năm sinh, CMND/CCCD/Hộ chiếu, địa chỉ hộ khẩu, địa chỉ liên lạc, số điện thoại. Lưu ý, bên ủy quyền là người đại diện cho công ty phải ghi rõ tên công ty, mã số doanh nghiệp, trụ sở chính.
- Nội dung ủy quyền;
- Nơi nhận và Chữ ký của người ủy quyền.
Các mẫu giấy ủy quyền công ty thường bao gồm các mục chính ở trên. Tuy nhiên, tùy vào công ty ủy quyền cho cá nhân hay công ty ủy quyền cho công ty mà cần một số mục có liên quan.
Phân biệt hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền
Nhiều cá nhân/tổ chức nhầm lẫn giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền. Để phân biệt hai loại giấy tờ này, cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp dựa vào bảng sau:
Bảng phân biệt hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền
Tiêu chí | Giấy ủy quyền | Hợp đồng ủy quyền |
---|---|---|
Chủ thể | Lập và ký bởi người ủy quyền | Lập và ký bởi người ủy quyền và người được ủy quyền |
Nơi chứng thực (nếu có) | UBND cấp xã, huyện, Cơ quan đại diện ngoại giao | Phòng công chứng, Văn phòng Công chứng, Cơ quan đại diện ngoại giao |
Quyền và nghĩa vụ | Không quy định | Có quy định |
Thay đổi nội dung ủy quyền | Bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào | Chỉ được thay đổi ở nơi đã chứng thực |
Ủy quyền lại | Không được ủy quyền lại (trừ các trường hợp pháp luật quy định) | Được ủy quyền cho người thứ ba nếu hợp đồng và pháp luật quy định |
Thời hạn | Do người ủy quyền hoặc pháp luật quy định | Hai bên thỏa thuận, pháp luật quy định. Trường hợp không thỏa thuận mặc định thời hạn 01 năm. |
XEM THÊM >> Mẫu giấy ủy quyền cá nhân mới nhất
Kết luận
Như vậy, mẫu giấy ủy quyền có sẵn giúp công ty dễ dàng hơn trong việc ủy quyền công việc cho các cá nhân/tổ chức khác. Trước khi làm giấy ủy quyền, mỗi công dân/tổ chức cần hiểu khái niệm giấy ủy quyền, quy định về ủy quyền trong doanh nghiệp và sự khác nhau giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền. Bài viết mong đem lại thông tin hữu ích cho Quý bạn đọc!
TIN LIÊN QUAN
- Kiểm tra tình hình hẹn nộp hồ sơ BHXH như thế nào?
- Người lao động nên nghỉ thai sản từ tuần bao nhiêu?
- Hướng dẫn xem thẻ bảo hiểm y tế của con trên ứng dụng VssID
- Nộp tờ khai BHXH qua mạng nhanh chóng hiệu quả
- Quy định về mức trích tiền lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2024
- Lao động được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh như thế nào?
Để lại một phản hồi