Quy định trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động

Sau khi nghỉ việc và chuyển sang công ty mới người lao động cần rút sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) tại công ty cũ để tiếp tục tham gia đóng BHXH tại nơi làm việc mới. Vậy quy định về việc trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động hiện nay như thế nào. Mời bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Ai là người giữ sổ bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo quy định trong khoản 2 Điều 18 và khoản 3 Điều 19 Luật BHXH năm 2014 thì người lao động có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản sổ BHXH của mình. Theo đó,

  • Quyền của người lao động: Đ­ược cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
  • Trách nhiệm của người lao động: Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.

Hiện nay tại nhiều công ty để thuận tiện cho việc làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội, việc giữ gìn và bảo quản sổ BHXH do người sử dụng lao động quản lý. Do đó, sau khi người lao động nghỉ việc, công ty sẽ tiến hành chốt sổ bảo hiểm xã hội và trả sổ cho người lao động theo đúng quy định.

Tuy nhiên trong thực tế hiện nay vẫn còn tình trạng doanh nghiệp cố tình gây khó dễ cho người lao động trong việc chốt và trả sổ BHXH khi chấm dứt hợp đồng. Để nhận biết mình có bị công ty giữ sổ BHXH hay không người lao động có thể căn cứ theo các mốc gian sau.

Quy định về thời điểm nhận lại sổ BHXH

Quy định về trả sổ BHXH cho người lao động - ảnh minh họa
Thời điểm người lao động được nhận lại sổ BHXH là khi nào?Ảnh: eBH

Căn cứ theo khoản 1 và khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, nhưng không được quá 30 ngày. – (Khoản 1, điều 48)

Người sử dụng lao động có trách nhiệm: Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động(Khoản 3, điều 48)

Như vậy, trong vòng 14 ngày làm việc hoặc chậm nhất là 30 ngày, người sử dụng lao động phải hoàn thành thủ tục chốt sổ BHXH và trả lại cho người lao động.

Vai trò của cơ quan BHXH

Căn cứ theo khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:

Người sử dụng lao động phải phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Xem thêm >> Hướng dẫn cách lấy sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc

Đơn phương nghỉ việc NLĐ có được trả sổ BHXH?

Thực tế hiện nay, nhiều trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không báo trước và do đó, người sử dụng lao động gây khó dễ bằng việc không trả sổ BHXH cho người lao động.

Tuy nhiên, điều này là không đúng với quy định của pháp luật.

Căn cứ Điều 40 BLLĐ năm 2019 và Điều 49 của Luật Việc làm 2013:

Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật chỉ bị mất một số quyền lợi và phải thực hiện một số nghĩa vụ như:

  1. Không được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp;
  2. Phải bồi thường nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động;
  3. Bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước
  4. [….]

Như vậy, trong trường hơp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (kể cả trái luật) thì người lao động vẫn được trả sổ BHXH theo đúng thời hạn theo quy định.

Công ty không trả sổ BHXH có thể bị phạt hành chính?

Như đã đề cập bên trên, trường hợp người sử dụng lao động cố tình không trả sổ BHXH, hoặc gây khó dễ là trái với quy định của Pháp luật. Do đó, người sử dụng lao động có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Cụ thể

Mức vi phạmSố tiền phạt tương ứng
01-10 người lao động1.000.000 – 2.000.000 VNĐ
11 – 50 người lao động2.000.000 – 5.000.000 VNĐ
51 -100 người lao động5.000.000 – 10.000.000 VNĐ
101-300 người lao động10.000.000 – 15.000.000 VNĐ
> 300 người lao động15.000.000 – 20.000.000 VNĐ

Tham khảo >> Không chốt sổ BHXH cho người lao động, doanh nghiệp bị phạt như thế nào?

Kết luận

Như vậy, việc giữ sổ BHXH của người lao động không chỉ doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền mà còn để lại hình ảnh không tốt đối với những nhân viên đang làm việc tại công ty. Người lao động căn cứ theo thời gian trả sổ BHXH và liên hệ với doanh nghiệp để đến nhận sổ. Hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết trên đây có thể mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.

Có thể bạn quan tâm >> Công ty nợ bảo hiểm xã hội người lao động có được chốt sổ bảo hiểm?

TIN LIÊN QUAN

Chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé:
Giới thiệu Phạm Tài 87 bài viết
Biên Tập Viên SEO website BHXH điện tử EBH - Thái Sơn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*