Hưởng chế độ tai nạn lao động khi đi công tác nước ngoài như thế nào?

Chế độ tai nạn lao động đối với người đi công tác nước ngoài.

Chế độ tai nạn lao động khi đi công tác nước ngoài như thế nào? Dưới đây là một vài chia sẻ liên quan đến chủ đề này dành cho người lao động quan tâm.

Đối tượng tham gia quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Căn cứ Khoản 1, Điều 3, Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH quy định về đối tượng tham gia vào quỹ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) như sau:

“Điều 3. Tham gia quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người lao động quy định tại Khoản 1, Điều 2 Thông tư này mà được cử đi học tập, thực tập, công tác trong nước và nước ngoài có hưởng tiền lương hoặc nghỉ việc do bị ngừng việc, chờ việc có hưởng tiền lương thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian đi học tập, thực tập, công tác, ngừng việc, chờ việc.”

Theo quy định này, người lao động (NLĐ) thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm TNLĐ-BNN bắt buộc đi công tác tại nước ngoài vẫn được đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN, do đó sẽ được hưởng chế độ TNLĐ-BNN theo quy định của pháp luật.

>>> Bị tai nạn trên đường đi làm về có được hưởng chế độ tai nạn lao động? Tìm hiểu thêm

Quy định đóng vào quỹ TNLĐ-BNN cho người lao động đi công tác nước ngoài

Trường hợp người lao động được hưởng tiền lương

Nếu người lao động có hưởng tiền lương: người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Hiện người sử dụng lao động trích 0,5% trên tổng quỹ tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động đóng vào quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN. Riêng đối với doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là (0.3%).

Trường hợp người lao động không được hưởng tiền lương

Nếu người lao động không hưởng tiền lương: người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN.

Với người lao động bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN thì người sử dụng lao động phải đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tháng đó.

Mức hưởng chế độ tai nạn lao động khi đi công tác nước ngoài

Căn cứ vào từng trường hợp NLĐ bị tai nạn cụ thể mà các mức hưởng bảo hiểm TNLĐ-BNN sẽ khác nhau:

Điều kiện hưởng trợ cấp:

  • Điều kiện hưởng trợ cấp 1 lần: NLĐ bị TNLĐ – BNN, suy giảm khả năng lao động từ 5%  -30%.
  • Điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng: NLĐ bị TNLĐ – BNN, suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

Lưu ý: Trong trường hợp NLĐ bị TNLĐ – BNN, suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù 2 mắt hoặc cụt, liệt 2 chi hoặc bị bệnh tâm thần thì được hưởng trợ cấp phục vụ.

Mức hưởng từ Quỹ TNLĐ-BNN

Tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động, NLĐ sẽ được hưởng các chế độ khác nhau theo quy định hiện hành của BHXH. Cụ thể như sau:

Mức hưởng chế độ tai nạn lao động khi đi công tác nước ngoài
Căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động mức hưởng từ Quỹ TNLĐ-BNN sẽ khác nhau.

(1) Nếu NLĐ bị suy giảm từ 5 – 30% khả năng lao động thì được hưởng chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp trợ cấp 1 lần:

  • Suy giảm KNLD 5% được hưởng 5 lần mức lương cơ sở hiện hành.
  • Từ 6 – 30% thì cứ giảm 1% tiếp theo được thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
  • Hưởng thêm các khoản trợ cấp tai nạn lao động: Thời gian tham gia càng lâu thì trợ cấp càng nhiều. Nếu NLĐ đóng bảo hiểm dưới 1 năm thì được thêm 0,5 tháng, sau đó, cứ mỗi năm đóng BHXH sẽ được công thêm 0,3 tháng. Mức trợ cấp được tính theo lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

(2) Nếu NLĐ bị suy giảm khả năng lao lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng: 

  • Nếu bị suy giảm 31% KNLĐ, NLĐ được hưởng 30% lương cơ sở. Cứ thêm 1 % suy giảm thì được +2% mức lương cơ sở.
  • Hưởng thêm các khoản trợ cấp: Nếu NLĐ đóng bảo hiểm dưới 1 năm thì được thêm 0,5%, sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH sẽ được công thêm 0,3% mức tiền lương tháng. Mức trợ cấp được tính theo lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

(3) Các khoản hỗ trợ khác

Ngoài ra, khi hưởng chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, NLĐ còn được hỗ trợ thêm các khoản:

  • Mua phương tiện trợ giúp cho quá trình sinh hoạt hoặc dụng cụ chỉnh hình (theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền).
  • Người bị suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên và bị liệt, mù cả 2 mắt hoặc cụt chân/tay, bị tâm thần thì được trợ cấp hàng tháng theo mức lương cơ sở (năm 2022 là 1,49 triệu đồng).
  • Thân nhân của NLĐ bị TNLĐ tử vong sẽ được trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở (36 x 1.490.000 = 53.640.000)

(4) Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sau quá trình điều trị 

Mức trợ cấp được tính theo ngày, bằng 30% mức lương cơ sở. Nếu NLĐ suy giảm 51% KNLĐ trở lên, được hỗ trợ tối đa 10 ngày. Từ 31 – 50% được tối đa 7 ngày và từ 15 – 30% được tối đa 5 ngày.

Sau khi trở lại làm việc, nếu có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, NLĐ sẽ được hỗ trợ tiền học phí (áp dụng với người bị suy giảm KNLĐ từ 31% trở lên), cụ thể:

  • Mức hỗ trợ tối đa là 50% tiền học
  • Không quá 15 lần mức lương cơ sở. 
  • Khoản hỗ trợ này được hỗ trợ tối đa 01 lần/năm và mỗi người được hỗ trợ tối đa 02 lần. 

3.3 Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

NLĐ có thể hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng theo các thời điểm sau:

– Tính từ tháng người NLĐ đã điều trị xong, được xuất viện với trường hợp điều trị nội trú hoặc tháng có kết luận giám định với trường hợp không điều trị nội trú.

– Trường hợp không xác định được thời điểm điều trị xong hoặc xuất viện thì tính từ tháng có kết luận của hội đồng y khoa.

– Trường hợp NLĐ bị bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động là bị nhiễm HIV/AIDS thì tính từ tháng được cấp giấy chứng nhận nhiễm HIV/AIDS.

Chế độ tai nạn lao động đối với trường hợp đi công tác nước ngoài sẽ được thực hiện giống với chế độ như đối với trường hợp làm việc trong nước. Mức hưởng sẽ phụ thuộc vào từng mức độ thương tật khác nhau. Hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết viết trên đây kbhxh.edu.vn có thể mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy để lại ý kiến phía dưới phần bình luận để được tư vấn tốt nhất.

TIN LIÊN QUAN

Chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé:
Giới thiệu Phạm Tài 87 bài viết
Biên Tập Viên SEO website BHXH điện tử EBH - Thái Sơn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*