Tính đến nay sổ bảo hiểm xã hội được coi là giấy tờ quan trọng đối với người lao động trong việc xử lý các nghiệp vụ liên quan đến hưởng quyền lợi BHXH. Người lao động khi bị mất sổ BHXH có thể được cấp lại. Chi tiết về điều kiện, hồ sơ và thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm sẽ được kBHXH chia sẻ trong bài viết dưới đây.
3 Trường hợp được cấp lại sổ bảo hiểm
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 46, Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/4/2017 có 3 trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) được cấp lại sổ BHXH như sau:
- Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) khi mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.
- Cấp lại bìa sổ BHXH trong các trường hợp sai thông tin về giới tính, quốc tịch.
- Cấp lại tờ rời sổ BHXH trong các trường hợp sổ BHXH bị mất, hỏng.
Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm
Mỗi đối tượng tham gia BHXH chỉ được cấp duy nhất 1 sổ bảo hiểm xã hội để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH. Do đó, ngay khi bị mất / hỏng sổ bảo hiểm người lao động đủ điều kiện cần làm hồ sơ xin cấp lại sổ BHXH theo đúng quy định.
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 97, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Khoản 1, Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH.
Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm bao gồm:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
- Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) (Trường hợp cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH);
- Đơn đề nghị cấp lại Sổ BHXH của người lao động.
Người dân chuẩn bị đầy đủ giầy tờ và hồ sơ cần thiết sau đó đến cơ quan BHXH gần nhất để được hướng dẫn và làm thủ tục cấp lại sổ BHXH theo đúng quy định.
Bên cạnh đó người dân cần mang theo giấy tờ tùy thân như chứng mình thư, thẻ căn cước công dân dùng để xuất trình trước khi làm thủ tục.
Thời gian giải quyết thủ tục cấp lại sổ BHXH
Theo nội dung quy định tại Khoản 2, Điều 29, Quyết định 595/QĐ-BHXH thì thời gian giải quyết cấp lại sổ BHXH như sau:
- Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH theo quy định.
- Không quá 45 ngày trong trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc, tuy nhiên phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
Kết luận
Mất hay hỏng sổ BHXH là điều khá phổ biến hiện nay bởi hầu hết sổ bảo hiểm là do người lao động tự quản. Người lao động có thể căn cứ theo các hướng dẫn trong bài viết này để chủ động hơn trong việc xin cấp lại sổ bảo hiểm theo đúng quy định và sắp sếp thời gian hợp lý.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết trên đây có thêm mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.
TIN LIÊN QUAN
- Kiểm tra tình hình hẹn nộp hồ sơ BHXH như thế nào?
- Người lao động nên nghỉ thai sản từ tuần bao nhiêu?
- Quy định về mức trích tiền lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2024
- Lao động được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh như thế nào?
- Quy trình nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp qua thẻ ATM 2024
- Nơi nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? năm 2022
Để lại một phản hồi