Mẫu 13-HSB là mẫu giấy ủy quyền được ban hành kèm theo quyết định số 166/QĐ-BHXH năm 2019. Mẫu giấy này là quy chuẩn của pháp luật dành cho những người có nhu cầu ủy quyền cho người khác nhận thay các chế độ theo quy định của pháp luật. Vậy mẫu 13-HSB là gì? Các trình bày và điền mẫu giấy như thế nào? Hãy cùng kBHXH tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Tìm hiểu về mẫu 13-HSB giấy ủy quyền
Để điền mẫu giấy chính xác và sử dụng đúng mục đích, người dùng cần tìm hiểu những thông tin cơ bản của mẫu 13-HSB và giấy ủy quyền.
Giấy ủy quyền là gì?
Giấy ủy quyền là văn bản cá nhân/tổ chức dùng để cho phép cá nhân/tổ chức khác thay mình có quyền đưa ra quyết định hoặc thực hiện một hành động pháp lý nào đó. Trong quá trình ủy quyền, cá nhân/tổ chức ủy quyền vẫn phải chịu trách nhiệm đối với quyết định/việc ủy quyền đó.
Do ủy quyền không phải là dạng giao việc vì vậy người được ủy quyền có quyền làm hoặc không làm công việc được ghi trong giấy ủy quyền. Tuy nhiên, khi đồng ý nhận ủy quyền trong một số công việc/quyết định quan trọng cần có sự cam kết giữa hai bên liên quan.
XEM THÊM >> Mẫu giấy ủy quyền cá nhân mới nhất
Mẫu giấy ủy quyền 13-HSB là gì?
Mẫu 13-HSB là mẫu giấy ủy quyền chuẩn được ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH năm 2019. Mẫu giấy này dùng để ủy quyền cho người khác nhận thay lương hưu, BHXH, BHTN, BHYT.
Mẫu giấy ủy quyền 13-HSB được sử dụng trong cách trường hợp trên nhằm mang đến sự thuận tiện cho người dùng và đồng nhất cách viết mẫu giấy ủy quyền cho người sử dụng. Chính vì vậy, khi có nhu cầu ủy quyền cho người khác nhận, hưởng thay lương hưu, BHXH, BHTN, BHYT người dân phải sử dụng mẫu giấy 13-HSB.
Mẫu 13-HSB trong thủ tục nhận thay lương hưu, BHXH
Để đảm bảo giấy ủy quyền được chấp nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền, người dân sử dụng mẫu giấy sau:
Mẫu giấy ủy quyền 13-HSB
Hướng dẫn điền mẫu giấy ủy quyền 13-HSB
Để điền mẫu giấy 13-HSB một cách chính xác, người sử dụng tuân thủ cách điền sau:
Nơi cư trú
Người ủy quyền ghi đầy đủ và chính xác địa chỉ của mình:
- Số nhà, số ngõ/ngách/hẻm; tên đường, tổ/thôn/xã/phường/thị trấn; huyện/quận; thành phố/tỉnh.
- Trong trường hợp người ủy quyền đang thi hành án thì ghi tên trại giam, huyện/quận/thị xã, tỉnh/thành phố.
Nội dung ủy quyền
Đây là mục quan trọng nhất trong Giấy ủy quyền. Người lao động cần ghi rõ, chính xác, sử dụng từ ngữ tránh gây nhầm lẫn. Người ủy quyền có thể sử dụng mẫu câu như sau:
- Ủy quyền làm thủ tục…
- Ủy quyền nhận hồ sơ hưởng BHXH…
- Ủy quyền nhận lương hưu hoặc trợ cấp…(tên lương/trợ cấp)
- Ủy quyền đổi thẻ BHYT, đổi sổ BHXH…
- Ủy quyền điều chỉnh mức hưởng hoặc chế độ….
Thời hạn ủy quyền
Thời hạn ủy quyền do hai bên tự thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Người làm Giấy ủy quyền khi ghi thời hạn ủy quyền phải ghi rõ ủy quyền từ ngày…tháng…năm… đến ngày…tháng…năm…
Chứng thực chữ ký của người ủy quyền
Để chứng thực chữ kỹ, người ủy quyền cần sự xác nhận của một trong những cơ quan sau:
- Chính quyền địa phương.
- Phòng Công chứng.
- Thủ trưởng trại giam, trại tạm giam.
- Đại sứ quán Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hoặc chính quyền địa phương của nước ngoài nơi người hưởng đang cư trú (chỉ cần xác nhận chữ ký của người ủy quyền).
Lưu ý: Nếu giấy ủy quyền là tiếng nước ngoài cần phải có thêm 01 bản Tiếng Việt theo quy định của pháp luật.
XEM THÊM >> Mẫu giấy ủy quyền công ty
Thủ tục ủy quyền hưởng thay BHXH, trợ cấp thất nghiệp
Để ủy quyền cho người khác lĩnh thay chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp, người ủy quyền thực hiện các bước sau:
Quy trình giải quyết việc ủy quyền lĩnh thay BHXH, trợ cấp thất nghiệp
Bước 1: Lập hồ sơ
Hồ sơ gồm có Giấy ủy quyền (mẫu 13-HSB) hoặc Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Đối với nhận chế độ BHXH hàng tháng, BHTN: người được ủy quyền nộp Giấy ủy quyền (mẫu 13-HSB) hoặc Hợp đồng ủy quyền cho cơ quan Bưu điện. Lưu ý, khi nộp phải xuất trình CCCD/CMND, ký nhận trên Danh sách chi trả.
- Đối với nhận chế độ BHXH một lần: người được ủy quyền nộp Giấy ủy quyền (13-HSB) hoặc Hợp đồng ủy quyền cho cơ quan BHXH hoặc cơ quan bưu điện nơi thực hiện chi trả. Lưu ý, xuất trình giấy tờ tùy thân và ký tên nhận tiền.
- Đối với nhận chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK: người được ủy quyền nộp Giấy ủy quyền (mẫu 13-HSB) hoặc Hợp đồng ủy quyền cho cơ quan BHXH. Lưu ý, xuất trình giấy tờ tùy thân sau đó ký nhận tiền.
Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và tiến hành giải quyết.
Các trường hợp được chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền
Căn cứ Khoản 2, Điều 14, Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 3/3/2020 của Bộ Tư pháp quy định các trường hợp sau đây được chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền:
a) Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;
b) Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;
c) Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;
d) Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.
(Theo Khoản 2, Điều 14, Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 3/3/2020 của Bộ Tư pháp)
Theo đó, người ủy quyền thuộc một trong các trường hợp trên mới được xác nhận chữ ký trên giấy ủy quyền. Điều này có nghĩa là, những công dân thuộc các trường hợp trên sẽ được ủy quyền cho người khác. Vì vậy, người lao động cần nắm rõ quy định này.
XEM THÊM >> Mẫu giấy ủy quyền– 3 mẫu mới nhất chuẩn quy định pháp luật
Kết luận
Như vậy, mẫu 13-HSB giấy ủy quyền dùng trong trường hợp lĩnh, hưởng BHXH, BHYT, BHTN và một số trường hợp khác. Để giấy ủy quyền có hiệu lực người lao động cần có dấu chứng thực chữ ký của người ủy quyền. Bên cạnh đó, người ủy quyền cần lưu ý quy trình thực hiện thủ tục nhận thay BHXH, trợ cấp thất nghiệp. Cuối cùng, bài viết trên mong đem lại thông tin hữu ích cho Quý bạn đọc!
TIN LIÊN QUAN
- Hướng dẫn cách tra số sổ bảo hiểm xã hội trên website BHXH Việt Nam
- Người lao động rút bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu?
- Kiểm tra tình hình hẹn nộp hồ sơ BHXH như thế nào?
- Người lao động nên nghỉ thai sản từ tuần bao nhiêu?
- Hướng dẫn xem thẻ bảo hiểm y tế của con trên ứng dụng VssID
- Nộp tờ khai BHXH qua mạng nhanh chóng hiệu quả
Để lại một phản hồi