Mẫu giấy ủy quyền cá nhân là mẫu giấy được dùng để ủy quyền cho người khác thực hiện công việc trong phạm vi được ủy quyền. Mẫu giấy này nhằm mục đích hợp pháp hóa hoạt động ủy quyền giữa hai bên, có sự xác nhận của cơ quan thẩm quyền trong một số trường hợp được quy định. Vậy, mẫu giấy ủy quyền cá nhân là gì? Loại mẫu nào được dùng khi ủy quyền cho cá nhân? Một số vấn đề nào cần lưu ý?
Một số thông tin về giấy ủy quyền
Để tìm hiểu về giấy ủy quyền, các cá nhân cần hiểu được một số thông tin cơ bản sau:
Giấy ủy quyền là gì?
Giấy ủy quyền là văn bản hành chính được thực hiện giữa cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp này với cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp khác. Văn bản này dùng để ủy quyền cho đối phương thực hiện một số công việc trong phạm vi được ủy quyền.
Với giấy ủy quyền, người được ủy quyền không bắt buộc thực hiện các công việc được ủy quyền, không cần ký giấy ủy quyền. Theo đó, giấy ủy quyền không có nhiều quy định vì vậy thường được sử dụng trong một số công việc đơn giản. Nếu như công việc có tính chất phức tạp thì các cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức thường sử dụng hợp đồng ủy quyền.
Trường hợp nào không được phép ủy quyền?
Các cá nhân không được phép ủy quyền trong một số trường hợp thường gặp sau đây:
Đối với quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình.
- Đăng ký kết hôn (Theo Khoản 4, Điều 85, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015);
- Đăng ký nhận cha, mẹ, con (Theo Khoản 1, Điều 25, Luật Hộ tịch năm 2014);
- Công chứng di chúc của bản thân (Theo Điều 56, Luật công chứng năm 2014);
- Ủy quyền cho người có quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc (Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 87, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015);
- Ủy quyền cho người đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền (Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 87, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015);
Đối với quan hệ hình sự
- Nhận tội thay mình
- Thực hiện quyền hạn, nhiệm thay mình (đối với những người có chức vụ chính trị như Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát…)
Trong quan hệ hành chính
- Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với những người có thẩm quyền (Theo Khoản 4, Điều 59, Luật đất đai 2013);
- Trong tố tụng hành chính, người được ủy quyền ủy quyền lại cho người thứ ba (Theo Khoản 5, Điều 60, Luật Tố tụng hành chính 2015);
- Người bị chất vấn ủy quyền cho người khác trả lời thay mình tại kỳ họp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Thường trực Hội đồng nhân dân… và một số các trường hợp khác.
Như vậy, trong quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự, hành chính và một số quan hệ khác đều có một số trường hợp không được ủy quyền (tức không được dùng giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền).
Mẫu giấy ủy quyền dành cho cá nhân
Cá nhân có nguyện vọng ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện các công việc, quyết định thì sử dụng mẫu giấy ủy quyền dưới đây:
Một số mẫu giấy ủy quyền dành cho cá nhân mới 2021
Tham khảo một số mẫu giấy ủy quyền cá nhân dưới đây:
Mẫu số 1:
Mẫu số 2:
Mẫu số 3:
Một số vấn đề cần lưu ý khi điền giấy ủy quyền cá nhân
Khi điền giấy ủy quyền cá nhân, người ủy quyền cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tên văn bản: GIẤY ỦY QUYỀN + việc muốn ủy quyền.
- Bên ủy quyền: ghi rõ họ và tên, năm sinh, số CMND/CCCD, hộ khẩu thường trú.
- Bên được ủy quyền: ghi rõ họ và tên, năm sinh, số CMND/CCCD, hộ khẩu thường trú.
- Nội dung ủy quyền: đây là phần quan trọng nhất của văn bản, người ủy quyền cần ghi rõ việc ủy quyền, ủy quyền có giá trị từ ngày…đến ngày… Lưu ý, người ủy quyền nên thỏa thuận nội dung rõ ràng với người được ủy quyền.
Khi điền giấy ủy quyền tất cả các thông tin cá nhân phải được điền đúng mục, rõ ràng và chính xác. Bên cạnh đó, nội dung ủy quyền ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu giúp người được ủy quyền hoặc các bên liên quan không hiểu sai nội dung.
Tìm hiểu một số trường hợp đặc biệt về giấy ủy quyền
Khi viết giấy ủy quyền, người ủy quyền cần lưu ý một số trường hợp đặc biệt sau:
- Đối với con chưa thành niên (dưới 15 tuổi), cha mẹ là đại diện đương nhiên của con vì vậy không cần dùng giấy ủy quyền.
- Công dân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền. Tuy nhiên, trừ một số trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do công dân từ đủ 18 tuổi trở lên giao dịch và thực hiện (Căn cứ Khoản 3, Điều 138, Bộ luật dân sự năm 2015).
- Giấy ủy quyền có thể được xác lập giữa vợ và chồng nhằm định đoạt tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Căn cứ Khoản 3, Điều 213, Bộ luật dân sự năm 2015).
Theo đó, các trường hợp đặc biệt trên không cần sử dụng giấy ủy quyền. Các công dân cần lưu ý một số trường hợp này nhằm tránh mất thời gian khi lập giấy ủy quyền cũng như công chứng các giấy tờ cần thiết.
XEM THÊM >> Hướng dẫn viết mẫu giấy ủy quyền 13-HSB cho người lao động
Kết luận
Như vậy, mẫu giấy ủy quyền cá nhân được công dân dùng trong trường hợp cần thiết nhằm ủy quyền các công việc nào đó. Khi điền mẫu giấy ủy quyền, công dân cần lưu ý một số vấn đề trên và các trường hợp đặc biệt không cần sử dụng giấy ủy quyền. Trên đây là một số vấn đề về giấy ủy quyền cá nhân mong đem lại thông tin hữu ích cho Quý bạn đọc!
TIN LIÊN QUAN
- Kiểm tra tình hình hẹn nộp hồ sơ BHXH như thế nào?
- Người lao động nên nghỉ thai sản từ tuần bao nhiêu?
- Quy định về mức trích tiền lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2024
- Lao động được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh như thế nào?
- Quy trình nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp qua thẻ ATM 2024
- Nơi nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? năm 2022
Để lại một phản hồi