Bạn có biết thông tư hướng dẫn trợ cấp thôi việc mới nhất năm 2021

Trợ cấp thôi việc là khoản tiền trợ cấp mà người lao động có thể được nhận khi đáp ứng đủ điều kiện hợp pháp mà pháp luật quy định. Khoản trợ cấp này sẽ do đơn vị sử dụng lao động chi trả. Bài viết dưới đây kbhxh sẽ chia sẻ về thông tư hướng dẫn trợ cấp thôi việc mới nhất. Nếu bạn đọc quan tâm thì hãy dành một vài phút để tham khảo bài viết dưới đây.

Thông tư hướng dẫn trợ cấp thôi việc

Thông tư hướng dẫn trợ cấp thôi việc mới nhất tính đến này là Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH > Xem chi tiết thông tư. Theo đó,

Đối tượng được xét hưởng trợ cấp thôi việc

Điều kiện để NLĐ được xét hưởng trợ cấp thôi việc là thời gian làm việc tại đơn vị sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.

Căn cứ theo điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn trợ cấp thôi việc, quy định các đối tượng được hưởng trợ cấp thôi việc là người lao động:

  1. Trong trường hợp hết hạn hợp đồng lao động, Trừ trường hợp theo quy định của pháp luật.
  2. Đã hoàn thành công việc ghi trong hợp đồng lao động.
  3. Đã tiến hành thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.
  4. Thuộc trường hợp bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm những công việc ghi trong hợp đồng lao động tuân theo bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật.
  5. Bị chết, bị Tòa án tuyên bố mất tích, chết, bị mất năng lực hành vi dân sự; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hợp đồng.
  6. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp theo quy định pháp luật.

Thời gian làm việc tính trợ cấp thôi việc

Căn cứ theo điều Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/12/2018 hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động.

Thời gian làm việc được xác định để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp (1) theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trước đó (nếu có).

(1) Bao gồm thời gian người sử dụng lao động tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp, thời gian được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

Thời gian lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm các khoảng thời gian:

  1. Người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
  2. Được người sử dụng lao động cử đi học;
  3. Nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
  4. Nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  5. Nghỉ hàng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động;
  6. Nghỉ việc để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn;
  7. Nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương;
  8. Phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;
  9. Bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 129 của Bộ luật lao động.

Người lao động cần lưu ý thời gian làm việc để tính tiền trơ cấp thôi việc của người lao động được tính theo năm tròn 12 tháng.

  1. Trường hợp có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính là nửa năm.
  2. Trường hợp từ đủ 06 tháng trở lên được tính là 01 năm làm việc.
Xác định thời gian làm việc của người lao động để tính trợ cấp thôi việc.

Thời gian thử việc có được tính trợ cấp thôi việc không?

Với quy định được sửa đổi nêu trên theo Nghị định 148/2018/NĐ-CP thì kể từ ngày 15/12/2018 thời gian thử việc không còn được tính là thời gian công tác, làm việc để hưởng trợ cấp thôi việc cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Tiền lương tính trợ cấp thôi việc

Theo điều 08 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn trợ cấp thôi việc thì xác định tiền lương làm căn cứ tính tiền trợ cấp được tính như sau:

Tiền lương tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Điểm a khoản 3 và Điều 4 tại Thông tư này của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc. 

Các khoản tiền này được xác định cụ thể như sau:

  • Mức lương, ghi mức lương được tính theo thời thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do đơn vị sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật và sự thỏa thuận của hai bên. Trường hợp hưởng theo sản phẩm hoặc khoán thì được tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm.
  • Phụ cấp lương, cụ thể là các khoản phụ cấp lương để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà trong hợp đồng lao động chưa tính đến.
  • Các khoản bổ sung khác mà hai bên thỏa thuận.

Tiền lương làm căn cứ xác định mức trợ cấp thôi việc không bao gồm các khoản sau:

  • Các khoản phụ cấp tiền lương gắn với quá trình lao động và kết quả thực hiện công việc của người lao động;
  • Các khoản bổ sung không có mức tiền cụ thể, hoặc tỏng hợp đồng không ghi nhận. Việc chi trả các khoản này thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá tình lao động, kết quả thực hiện công việc của người lao động và một số chế độ phúc lợi khác.

Chi trả trợ cấp thôi việc

Chi trả trợ cấp thôi việc là trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động khi đạt được những điều kiện nhất định theo quy định. Thủ tục này diễn ra trong 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Trong một số trường hợp thời hạn này sẽ được phép kéo dài nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, cụ thể trong trường hợp sau:

  • Người sử dụng lao động là tổ chức chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Người lao động hoặc người sử dụng lao động găp các thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh truyền nhiễm.

Hạch toán trợ cấp thôi việc sẽ được đơn vị sử dụng lao động tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động. Các khoản hạch toán này sẽ được trừ đi khi tiến hành báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp.

Như vây, trong bài viết trên đây kbhxh đã gửi đến bạn đọc những thông tin quan trọng tại Thông tư hướng dẫn trợ cấp thôi việc cụ thể là Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này.

TIN LIÊN QUAN

Chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*