Xin giấy nghỉ ốm để hưởng BHXH- 05 vấn đề được quan tâm

Xin giấy nghỉ ốm để hưởng BHXH (Bảo hiểm xã hội) là một trong các giấy tờ bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ đề nghị hưởng chế độ ốm đau. Người lao động khi có nhu cầu giải quyết chế độ ốm đau cần phải có loại giấy tờ này. Vậy, giấy xin nghỉ ốm để hưởng BHXH như thế nào là hợp lệ? Người lao động xin ở đâu? Cùng KBHXH tìm hiểu trong bài viết dưới sau đây!

Một số thông tin về giấy xin nghỉ ốm

Chế độ ốm đau là chế độ người lao động được hưởng khi tham gia BHXH bắt buộc. Trong trường hợp người lao động bị tai nạn, ốm đau với chế độ này BHXH giúp đỡ phần nào cho người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn. Để được hưởng chế độ này từ BHXH, người lao động phải làm hồ sơ đệ trình lên cơ quan BHXH trong đó có giấy xin nghỉ ốm. Tuy nhiên, không phải trường hợp ốm đau nào cũng được cấp giấy xin nghỉ ốm để hưởng BHXH.

Thế nào là giấy xin nghỉ ốm hợp lệ để hưởng BHXH?

Căn cứ Khoản 1, Điều 20, Thông tư số 56/2017/TT-BYT quy định giấy nghỉ ốm hợp lệ cần phải đáp ứng nhu cầu sau:

a) Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;

b) Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

c) Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

(Theo Khoản 1, Điều 20, Thông tư số 56/2017/TT-BYT)

Theo đó, giấy xin nghỉ việc để hưởng BHXH là giấy:

  • Được cấp và ký bởi cơ sở khám, chữa bệnh có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật;
  • Phù hợp với hoạt động chuyên môn của cơ sở khám, chữa bệnh;
  • Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn.
Giấy xin nghỉ ốm để hưởng BHXH hợp lệ là giấy đáng ứng các yêu cầu của Khoản 1, Điều 20, Thông tư số 56/2017/TT-BYT
Giấy xin nghỉ ốm để hưởng BHXH hợp lệ là giấy đáp ứng các yêu cầu của Khoản 1, Điều 20, Thông tư số 56/2017/TT-BYT

Từ điều luật trên ta thấy, khi người lao động tiến hành thăm khám sức khỏe tại các cơ sở khám, chữa bệnh được phép hoạt động, người hành nghề sẽ tiến hành chuẩn đoán, kết luận bệnh tình, ký giấy chứng nhận nghỉ việc và thời gian nghỉ việc để hưởng BHXH cho người lao động.

Đối tượng nào có thẩm quyền ký dấu nghỉ ốm hưởng BHXH?

Dựa trên Khoản 3, Điều 20, Thông tư số 56/2017/TT-BYT quy định người được ký giấy, cấp giấy nghỉ ốm để hưởng BHXH là những người hành nghề (y, bác sĩ) làm việc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giấy phép hoạt động.

Trong trường hợp người hành nghề không phải là pháp nhân thì cần phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Đối với trường hợp người lao động vừa là người khám, chữa bệnh vừa là người đứng đầu hoặc người được ủy quyền đóng dấu, ký xác nhận giấy xin nghỉ ốm thì chỉ cần ký tên và đóng dấu tại mục “Xác nhận của thủ trưởng đơn vị”. Ở mục của y, bác sĩ chỉ cần ghi ngày, tháng, năm cấp giấy.

Tuy nhiên, người ký giấy nghỉ ốm không có thẩm quyền thì cơ quan BHXH từ chối nhận hồ sơ cũng như giấy nghỉ ốm hưởng BHXH chế độ ốm đau của người lao động.

Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH bị mất có xin lại được không?

Theo quy định tại Khoản 5, Điều 26, Thông tư số 56/2017/TT-BYT quy định giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH sẽ được cơ sở khám, chữa bệnh mà người lao động tiến hành thăm khám cấp lại trong các trường hợp đưới đây:

  • Bị hỏng hoặc bị mất;
  • Người ký giấy xác nhận không đúng thẩm quyền theo quy định hiện hành;
  • Dấu trên giấy chứng nhận không được đóng theo đúng quy định;
  • Có sự sai sót về thông tin trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

Theo đó, khi người lao động thuộc các trường hợp trên đều có thể xin cấp lại giấy. Giấy được cấp lại sẽ được đóng dấu Cấp lại.

Hướng dẫn tra cứu CSYT cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH

Hiện nay có nhiều cơ sở khám, chữa bệnh đang hoạt động trái phép. Vì vậy, khi đi thăm khám, chữa bệnh để xin giấy chứng nhận hưởng BHXH, người lao động cần phải xác minh cơ sở khám, chữa bệnh đó được phép hoạt động theo quy định của pháp luật.

Để đảm bảo điều này, người lao động tra cứu các cơ sở y tế khám, chữa bệnh đồng thời cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm để hưởng BHXH trên trang thông tin của Cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Tra cứu CSYT cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH giúp người lao động xác định được cơ sở cấp giấy xác nhận hợp lệ
Tra cứu CSYT cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH giúp người lao động xác định được cơ sở cấp giấy xác nhận hợp lệ

Sau khi truy cập vào trang thông tin của Cơ quan Bảo hiểm xã hội tại đây, giao diện mang tên “Tra cứu CSKCB cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH” hiện ra, người lao động thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Người lao động chọn Tỉnh thành -> Quận/huyện của mình nhằm tiện cho việc đi lại và thăm khám, chữa bệnh.

Bước 2: Người dùng tiến hành tích vào ô “Tôi không phải là người máy” sau đó ấn “Tra cứu”.

Cuối cùng, các cơ sở khám, chữa bệnh cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH sẽ hiện ra gồm các thông tin như: Số thứ tự, Mã cơ sở, Tên cơ sở, File đính kèm và mục xem thêm.

Xin giấy nghỉ ốm để hưởng BHXH là hoàn thành một trong các giấy tờ cần thiết để hưởng chế độ ốm đau từ BHXH. Trong đó, người lao động cần lưu ý một số thông tin như: tiêu chí về giấy chứng nhận, cơ sở cấp giấy chứng nhận và cách tra cứu sơ sở đó. Điều này sẽ giúp cho người lao động hoàn thiện giấy tờ một cách nhanh chóng. Cuối cùng, KBHXH rất hân hạnh đồng hành cùng độc giả, mọi thắc mắc xin để lại ở phần comment!

TIN LIÊN QUAN

Chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé:
Giới thiệu Phạm Tài 87 bài viết
Biên Tập Viên SEO website BHXH điện tử EBH - Thái Sơn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*