Mua bán sổ BHXH là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, dù đã biết trước điều đó nhưng nhiều người vẫn cố tình vi phạm. Trước hành động gây nhức nhối này, cơ quan chức năng đang thực hiện rà soát và đưa ra một số biện pháp ngăn chặn hành vi này. Cùng KBHXH tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
Hành vi mua bán sổ BHXH hiện nay
Trong thời gian qua, tình trạng mua bán sổ BHXH diễn ra ngày càng tăng thể hiện thông qua việc người lao động ủy quyền nhận BHXH 1 lần lên tới 400 lần (dựa trên số liệu thống kê của Tạp chí Bảo hiểm xã hội đăng ngày 03/04/2021).
Các hình thức mua bán sổ BHXH
Qua điều tra của cơ quan chức năng, việc mua bán sổ BHXH diễn ra trá hình thông qua hình thức ủy quyền. Lợi dụng hình thức ủy quyền để mang bảo hiểm xã hội đi thế chấp, cầm cố hoặc bán. Những đối tượng này đến các phòng công chứng thực hiện hợp pháp hóa giấy tờ ủy quyền.
Bên cạnh đó, lợi dụng tình hình dịch bệnh đang diễn ra khó khăn, nhiều người lao động thực hiện cầm cố, mua bán sổ BHXH để trang trải chi phí cho cuộc sống. Điều này đã làm cho tỉ lệ mua bán sổ BHXH ngày càng tăng lên.
Những bất lợi khi thực hiện mua bán sổ BHXH
Tuy việc mua bán, cầm cố sổ bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết được khó khăn trước mắt. Song, điều này đem lại hệ quả không hề nhỏ cho cả người mua và người bán.
Đối với người mua, nhiều trường hợp người mua sau khi nhận sổ BHXH của người bán gặp tình trạng cơ quan BHXH không giải quyết. Lý do bởi vì, sau khi bán cho người mua, người bán nhanh tay liên hệ cơ quan BHXH báo mất sổ và được làm sổ mới đồng thời rút BHXH 1 lần. Vì vậy, khi người mua đến cơ quan BHXH tiến hành nhận BHXH 1 lần dưới danh nghĩa ủy quyền sẽ bị cơ quan BHXH từ chối không giải quyết.
Ngoài ra, rủi ro này không chỉ diễn ra ở người mua mà còn xảy đến đối với người bán. Thực chất, khi bán sổ BHXH người lao động sẽ nhận dược ít tiền hơn so với việc nhận tiền BHXH 1 lần tại cơ quan BHXH. Đặc biệt, người lao động khi đã hưởng BHXH 1 lần sẽ không được cộng nối thời gian đóng BHXH gây ra tình trạng mất cơ hội hưởng lương hưu. Song, nếu người lao động thực hiện bảo lưu thời gian đóng BHXH sẽ có cơ hội tham gia BHXH bắt buộc hoặc BHXH tự nguyện, hưởng một số chế độ hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 như hiện nay.
Vì vậy, trước những bất lợi này, người lao động nên cân nhắc việc cầm, bán sổ BHXH để hưởng chế độ BHXH 1 lần. Không nên vì cái lợi trước mắt để mất đi cơ hội hưởng lương hưu, trợ cấp thất nghiệp, các gói hỗ trợ của Chính phủ…
Mua bán sổ BHXH là hành vi vi phạm pháp luật
Hành vi mua bán sổ BHXH là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến chế độ an sinh xã hội.
Các mức xử phạt đối với hành vi mua bán sổ BHXH
Căn cứ Khoản 3 và 4, Điều 17, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm đó là chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHTN; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH, BHTN.
Bên cạnh đó, Quy định 1035 và Quyết định 595 của Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trường hợp người lao động mang sổ BHXH đi cầm cố hoặc thế chấp sẽ không được cấp lại sổ. Hơn nữa, theo Điều 27, Nghị định 95/2013, đối với hành vi kê khai không đúng sự thật, sửa chữa, tẩy xóa những nội dụng liên quan đến BHXH, BHTN bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Hành vi cầm cố, mua bán BHXH cũng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hành vi cầm cố, mua hoặc bán sổ Bảo hiểm xã hội là hành vi phạm pháp. Người lao động nên nắm được những quy định xử phạt này để tự răn đe bản thân và kiềm chế hành vi của mình.
Đề xuất một số biện pháp ngăn chặn mua bán sổ BHXH
Theo Trần Dũng Hà – Phó Giám đốc BHXH TP. Hồ Chí Minh đăng trên Tạp chí Tài chính ngày 14/10/2021, để giảm thiểu và tiên tới ngăn chặn tình trạng mua bán sổ Bảo hiểm xã hội co quan chức năng nên thực hiện một số biện pháp sau:
- Nếu phát hiện trường hợp có nghi vấn mua bán sổ Bảo hiểm xã hội, cơ quan chức năng sẽ mời bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền, trực tiếp tới làm việc, xác minh và xử lý.
- BHXH tiến hành cải cách hành chính, giải quyết kịp thời các chế độ BHXH nhằm tạo điều kiện tối đa cho người lao động.
- Trả tiền thông qua tài khoản ngân hàng, không tiến hành chi trả bằng tiền mặt cho người lao động.
Như vậy, hiện nay việc mua bán, cầm cố sổ Bảo hiểm xã hội đang diễn ra ngày càng tăng do dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến người lao động cần chi phí chi trả sinh hoạt. Tuy nhiên, cách này sẽ khiến cho cả người mua và người bán thiệt thòi nghiêm trọng hơn đây là hành vi vi phạm pháp luật. Suy ra, người lao động tuyệt đối không nên dùng cách này để giải quyết khó khăn trước mắt và mất đi lợi ích lâu dài về sau.
TIN LIÊN QUAN
- Kiểm tra tình hình hẹn nộp hồ sơ BHXH như thế nào?
- Quy định về mức trích tiền lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2024
- Lao động được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh như thế nào?
- Rút tiền bảo hiểm xã hội một lần ở đâu?
- Sổ bảo hiểm xã hội ai giữ và bảo quản mới nhất
- Hưởng chế độ tai nạn lao động khi đi công tác nước ngoài như thế nào?
Để lại một phản hồi