Hé lộ bí mật bất ngờ về mức lương thử việc không phải ai cũng biết

mức lương thử việc đối với người lao động

Lương thử việc là điều khoản mà nhiều người lao động quan tâm nhất trong thời buổi lao động hiện nay. Khi mới bắt đầu một công việc, doanh nghiệp thường yêu cầu người lao động làm thử trong một thời gian nhất định sau đó mới được nhận làm nhân viên chính thức. Vậy mức lương trong thời gian thử việc người lao động nhận được là bao nhiêu?

Luật Lao động quy định như thế nào về mức lương thử việc?

Quy định về mức lương cho người lao động thử việc

Theo Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về việc giao kết hợp đồng lao động, Điều 26 quy định:

“Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”

Theo quy định của Bộ luật chúng ta hiểu được rằng, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận mức lương giữa hai bên trong thời gian thử việc nhưng mức lương ấy phải bằng ít nhất 85% lương thử việc. 

Ví dụ: Một công ty B cần tuyển nhân viên, lương cho nhân viên chính thức là 7 triệu/tháng. Vậy lương cho vị trí nhân viên thử việc là 85% x 7 triệu= 5,95 triệu/tháng. Vậy, người lao động trong thời gian thử việc được nhận mức lương 5,95 triệu/tháng nếu lương nhân viên chính thức là 7 triệu/tháng và mức lương này có thể tăng lên tùy theo hai bên thỏa thuận.

Mức lương tối thiểu vùng

Bên cạnh đó, theo Điều 90 BLLĐ 2019 quy định như sau:

“Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.”

Hơn nữa, mức lương tùy theo công việc hoặc chức danh phải đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Mức lương tối thiểu vùng được quy định theo BLLĐ tính từ năm 2021 như sau:

Mức lương tối thiểuÁp dụng với doanh nghiệp thuộc vùng:
4.420.000 đồng/thángVùng I
3.920.000 đồng/thángVùng II
3.430.000 đồng/thángVùng III
3.070.000 đồng/thángVùng IV
Bảng: Mức lương tối thiểu vùng năm 2021

Nhằm xác định chính xác mức lương theo vùng dựa trên đơn vị quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh người sử dụng lao động và người lao động đối chiếu với phần Phụ lục của Nghị định 90/2019/NĐ-CP

Ví dụ: Thành phố Hà Nội chia thành 2 vùng: 

  • Vùng I: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa,  Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì,  Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ, thị xã Sơn Tây.
  • Vùng II: Ba Vì, Đan Phượng, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Mỹ Đức.

Xử lý các hành vi vi phạm

Mức phạt hành chính đối với các trường hợp vi phạm mức lương thử việc
Mức phạt hành chính đối với các trường hợp vi phạm mức lương thử việc – ảnh minh họa

Vi phạm quy định về mức lương thử việc

BLLĐ đã quy định về mức lương thử việc tối thiểu là 85% lương chính đối với người lao động đang trong quá trình thử việc tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó. có một số doanh nghiệp không áp dụng mức lương tối thiểu này cho người lao động dẫn đến phạm luật.

Trong trường hợp các doanh nghiệp không trả mức lương tối thiểu cho người lao động, căn cứ Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng cho các hành vi sau đây:

  • Doanh nghiệp yêu cầu người lao động thử việc quá một lần đối với một công việc.
  • Thử việc quá thời gian so với quy định của BLLĐ.
  • Trả lương thử việc cho người lao động thấp dưới 85% lương của công việc ấy.

Ví dụ: Một doanh nghiệp A tuyển dụng vị trí thiết kế ý tưởng với mức lương 10 triệu đồng/tháng. Theo quy định của BLLĐ, mức lương của lao động thử việc là 85% x 10 triệu= 8,5 triệu/tháng. Nếu doanh nghiệp không trả đủ 8,5 triệu/tháng trong thời gian thử việc thì người lao động có quyền khiếu nại doanh nghiệp đó và ngược lại doanh nghiệp này phải chịu trách nhiệm trước hành vi vi phạm của mình.

Giải quyết các vi phạm

Để khắc phục hậu quả trên, người sử dụng lao động buộc phải trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi không trả đủ 85% lương của công việc đó. Ngoài ra, đối với việc thử việc quá thời gian so với quy định của BLLĐ về thời gian thử việc, doanh nghiệp buộc phải giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. 

Như vậy, lương thử việc đối với người lao động trong quá trình thử việc ở một doanh nghiệp do hai bên thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo ít nhất 85% so với lương của công việc đó. Để hiểu rõ hơn, quý bạn đọc cần tìm hiểu về hợp đồng thử việc và thời gian thử việc nhằm đảm bảo quyền lợi của mình. Bài viết trên đây mong đem lại thông tin hữu ích cho quý bạn đọc!

TIN LIÊN QUAN

Chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé:
Giới thiệu Phạm Tài 87 bài viết
Biên Tập Viên SEO website BHXH điện tử EBH - Thái Sơn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*