Người lao động khi ký hợp đồng thử việc có phải đóng BHXH hay không?

Hợp đồng thử việc có bắt buộc BHXH không?

Thử việc có đóng BHXH không? Đây là câu hỏi được nhiều người lao động quan tâm cùng với các quy định về chế độ lương thưởng, thời gian thử việc hay đơn giản là hợp đồng. Vậy theo quy định của pháp luật, người lao động trong thời gian thử việc có cần thiết phải đóng BHXH không? Bài viết sao đây sẽ giải đáp thắc mắc cho độc giả về vấn đề này!

Thử việc có bắt buộc phải đóng BHXH không?

Quy định về đối tượng tham gia BHXH

Căn cứ vào công văn số 1734/BHXH-QLT, bộ luật đề cập đến các đối tượng tham gia bảo hiểm được quy định như sau:

2.1. Cùng tham gia BHXH, BH TNLĐ-BNN, BHYT, BHTN

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên; kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức. Riêng cán bộ, công chức, viên chức quản lý không thuộc đối tượng đóng BHTN.

c) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

2.2. Chỉ tham gia BHXH, BH TNLĐ-BNN

a) Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 (trừ hợp đồng thử việc theo quy định của pháp luật về lao động) thực hiện từ ngày 01/01/2018.

b) Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ ngày 01/01/2018 theo quy định của Chính phủ); Đối với người nước ngoài làm việc theo HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên thuộc đối tượng phải tham gia BHYT bắt buộc.

(Theo công văn số 1734/BHXH-QLT về việc hướng dẫn thu BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT)

Theo đó, những người thuộc đối tượng trên tham gia các loại bảo hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật. Đối tượng nào được tham gia bảo hiểm nào đã được quy định rõ ràng và chi tiết trong Bộ luật này.

Vậy Người lao động thử việc có được đóng BHXH không?

Theo công văn số 1734/BHXH-QLT về việc hướng dẫn thu BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT, về mục đối tượng văn bản quy định đối tượng tham gia BHXH, BH TNLĐ-BNN, BHYT, BHTN người lao động trong thời gian thử việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH.

BHXH trong thời gian thử việc có bắt buộc không?
Trong thời gian thử việc người lao động có phải đóng BHXH không? (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, theo Điều 26 của BLLĐ số 10/2012/QH13 quy định về nội dung hợp đồng lao động thử việc cần phải có các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 như sau:

a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

(Theo Luật số 10/2012/QH13 của Quốc hội : BỘ LUẬT LAO ĐỘNG)

Như vậy, qua văn bản pháp luật trên chúng ta có thể thấy không có quy định nào của pháp luật về việc bắt buộc đóng BHXH trong thời gian thử việc. Do vậy, người lao động không phải tham gia BHXH trong thời gian thử việc. Tuy nhiên, theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH quy định nếu trong trường hợp thời gian thử việc của người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động phải đóng BHXH bắt buộc theo mức tiền lươn, tiền công ghi trong hợp đồng.

Xem thêm >> Mức lương thử việc của người lao động

Trường hợp đóng BHXH đối với người lao động thử việc

Cách tính mức đóng BHXH

Căn cứ vào quyết định về mức đóng BHXH trong công văn 1734/BHXH-QLT năm 2017, mức đóng BHXH là:

Mức đóng = Tiền lương tháng x Tỉ lệ đóng

Trong đó, người sử dụng lao động là 17%, người lao động 8% (tổng 25%). Tổng số 25% quỹ BHXH này được chia cho các quỹ thành phần: ốm đau, thai sản (3%); hưu trí, tử tuất (22%)

Phương thức đóng BHXH và các loại bảo hiểm khác

Theo quy định của công văn 1734/BHXH-QLT năm 2017, phương thức đóng bảo hiểm quy định như sau:

“Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH, BH TNLĐ-BNN, BHYT, BHTN trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH, BH TNLĐ-BNN, BHYT, BHTN của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.”

(Theo công văn số 1734/BHXH-QLT về việc hướng dẫn thu BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT)

Kết luận

Như vậy, thử việc phải đóng BHXH không? Qua thông tin bài viết cung cấp ta thấy rằng, BHXH thời gian thử việc như vậy tùy theo thời gian thử việc của người lao động mà quyết định có đóng BHXH trong thời gian thử việc hay không. Theo đó, nếu thời gian thử việc thuộc diện phải đóng BHXH thì người lao động bắt buộc phải tham gia đóng BHXH. Bài viết trên đây cung cấp cho bạn đọc một cách chi tiết về vấn đề BHXH trong thời gian thử việc rất mong đem lại những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc!

TIN LIÊN QUAN

Chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé:
Giới thiệu Phạm Tài 87 bài viết
Biên Tập Viên SEO website BHXH điện tử EBH - Thái Sơn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*