Sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ quan trọng để ghi lại quá trình tham gia, đóng và hưởng các chế độ của người lao động. Vậy ai là người giữ sổ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Sổ bảo hiểm xã hội ai giữ theo quy định
Sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những giấy tờ quan trọng nhất của người lao động, thể hiện quá trình đóng BHXH, BHYT, BHTN của họ. Theo đó sổ bảo hiểm xã hội là thành phần hồ sơ của nhiều chế độ BHXH như:
- Hồ sơ hưởng hiểm xã hội một lần
- Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp
- Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí, tử tuất
Việc làm mất sổ BHXH, thất lạc sổ BHXH sẽ dẫn đến việc người lao động không thể làm hồ sơ hưởng các chế độ nêu trên. Theo đó, cần quản lý và bảo quản sổ BHXH thật cẩn thận.
Mỗi người lao động khi tham gia BHXH sẽ được cấp 01 sổ bảo hiểm xã hội duy nhất để theo dõi quá trình tham gia BHXH. Trước đây, sổ BHXH được lưu giữ tại cơ quan BHXH quận/huyện nơi người lao động cư trú, tham gia hoặc người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, từ năm 2016, theo quy định tại Khoản 2, Điều 18, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về quyền của người lao động thì người lao động “Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội”.
Việc chuyển đối tượng giữ sổ BHXH sang người lao động là một quy định tiến bộ, giúp người lao động dễ dàng theo dõi thông tin về quá trình đóng BHXH, BHYT, BHTN của mình. Người lao động được chủ động hơn trong việc sử dụng sổ BHXH để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội khi cần.
Bên cạnh đó người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH chốt sổ BHXH và trả lại cho người lao động khi người lao động nghỉ việc.
Trên thực tế, hiện nay vẫn còn nhiều người lao động chưa nắm rõ quy định này. Nhiều người vẫn nghĩ rằng sổ BHXH phải được lưu giữ tại cơ quan BHXH hoặc doanh nghiệp. Do đó, xảy ra trường hợp người lao động không giữ sổ, khi nghỉ việc không có sổ BHXH để bổ sung hồ sơ hưởng chế độ BHXH ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người tham gia.
Lưu ý cho người lao động làm mất sổ BHXH
Khi tham gia BHXH để bảo vệ lợi ích của mình người lao động cần có trách nhiệm giữ sổ BHXH. Ngoài ra lưu ý trường hợp người lao động làm mất sổ BHXH, có thể làm thủ tục cấp lại sổ tại cơ quan BHXH quận/huyện nơi họ cư trú hoặc tại cơ quan BHXH đang quản lý BHXH của mình.
Lưu ý khi giữ sổ bảo hiểm xã hội:
- Giữ sổ BHXH ở nơi an toàn, tránh làm mất hoặc hư hỏng.
- Photocopy sổ BHXH để lưu giữ phòng trường hợp bị mất.
- Kiểm tra thông tin trên sổ BHXH thường xuyên để kịp thời phát hiện sai sót.
Nắm được ai giữ sổ bảo hiểm xã hội sẽ giúp người tham gia có trách nhiệm trong việc bảo quản sổ BHXH và bảo vệ lợi ích của mình. Trường hợp không được trả sổ BHXH người lao động cần lưu ý liên hệ với người sử dụng lao động và cơ quan BHXH để được hướng dẫn và giải quyết.
Hy vọng những chia sẻ trên đây từ kBHXH sẽ giúp bạn có được câu trả lời phù hợp. Nếu bạn còn những thắc mắc cần được giải đáp, Bạn hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
TIN LIÊN QUAN
- Kiểm tra tình hình hẹn nộp hồ sơ BHXH như thế nào?
- Quy định về mức trích tiền lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2024
- Lao động được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh như thế nào?
- Rút tiền bảo hiểm xã hội một lần ở đâu?
- Sổ bảo hiểm xã hội ai giữ và bảo quản mới nhất
- Hưởng chế độ tai nạn lao động khi đi công tác nước ngoài như thế nào?
Để lại một phản hồi