Quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong thực tế là người lao động sẽ phải chuyển công việc từ công ty này sang công ty khác thì Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn hay không? Đây là vấn đề được nhiều người lao động quan tâm.
Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn hay không?
Căn cứ tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 Luật Việc làm năm 2013 quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật Việc làm.
Như vậy, thời gian tham gia BHTN sẽ được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Vậy nên, dù đóng BHTN không liên tục do chuyển nhiều nơi làm việc thì người lao động vẫn sẽ được hưởng quyền lợi về BHTN trên tổng thời gian mà người lao động đã tham gia nếu chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bên cạnh đó, quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP và khoản 4 Điều 53 Luật Việc làm 2013, trường hợp đã làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp mà chưa nhận tiền hoặc chưa nhận đủ tiền trợ cấp mà còn thời gian đóng BHTN được bảo lưu thì thời gian đóng BHTN chưa hưởng sẽ được cộng dồn để tính cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện.
Ví dụ:
Anh A làm việc tại công ty và có tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian 3 năm 2 tháng sau đó xin nghỉ và đã hưởng đủ trợ cấp thất nghiệp 3 lần. Sau đó, anh A xin làm việc tại công ty mới thì khoảng thời gian lẻ 2 tháng trên của anh A có được công dồn vào thời gian tham gia Bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Trả lời:
Căn cứ theo thoản 1 và 2 điều 45 luật việc làm 2013 như đã nên ở trên. Anh A đã hưởng đủ 3 tháng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định đối với thời gian tham gia BHTN là 36 tháng trước đó. 2 tháng lẻ đó sẽ vẫn được tiếp tục cộng dồn cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo nếu như anh A tiếp tục đóng BHTN tại công ty mới và đáp ứng đủ điều kiện về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Cụ thể
Căn cứ theo điều 50, luật việc làm năm 2013, trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp cần đáp ứng điều kiện về thời gian đóng BHTN như sau:
- Cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng: Được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp.
- Sau đó: Cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì tính thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp.
- Thời gian tối đa hưởng trợ cấp: 12 tháng.
Kết luận
Như vậy, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được cộng dồn thời gian đóng BHTN nếu chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên bạn đọc sẽ có thêm những thông tin hữu ích. Bạn đọc cần hỗ trợ vui lòng để lại bình luận kBHXH.edu.vn sẽ cố gắng giải đáp các thắc mắc sớm nhất.
TIN LIÊN QUAN
- Quy trình nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp qua thẻ ATM 2024
- Thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp của người lao động
- Nghỉ việc bao lâu thì làm bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị định 28?
- Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?
- Mẫu 13-HSB: Giấy ủy quyền ban hành theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH
- Năm 2021 điều kiện và mức hưởng trợ cấp mất việc làm như thế nào?
Để lại một phản hồi