Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản muộn quyền lợi có bị ảnh hưởng

Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản muộn là tình trạng thường xuyên xảy ra ở người lao động được hưởng chế độ thai sản. Vậy, việc nộp chế độ thai sản muộn có ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động không? Hồ sơ hưởng chế độ thai sản bao gồm giấy tờ gì? Cùng KBHXH tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người lao động

Chế độ thai sản là một trong các chế độ bảo hiểm xã hội mang lại cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động thực hiện thiên chức làm mẹ, làm cha. Khi thuộc đối tượng hưởng chế độ thai sản, người lao động cần phải nộp hồ sơ đúng thời gian theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Thời gian nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Căn cứ Điều 102, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ như sau:

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

(Theo Căn cứ Điều 102, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014)

Theo đó, người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo quy định sau:

  • Đối với người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, người lao động tiến hành nộp hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản cho Cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp này thời gian nộp hồ sơ không giới hạn.
  • Đối với người lao động vẫn làm việc cho người sử dụng lao động, người lao động chuẩn bị hồ sơ và nộp cho người sử dụng lao động trong vòng 45 ngày kể từ khi đi làm trở lại. Sau đó, người sử dụng lao động sẽ tiếp nhận và lập hồ sơ gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận hồ sơ từ người lao động.

Theo đó, trong thời gian trên, người lao động phải nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người lao động trong trường hợp vẫn làm việc cho người sử dụng lao động. Đối với trường hợp đã nghỉ việc trước thời điểm sinh con thì người lao động nộp hồ sơ cho Cơ quan bảo hiểm xã hội không giới hạn thời gian.

Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản muộn có sao không?

Với người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp nộp muộn hồ sơ hưởng chế độ thai sản thì phải tuân thủ theo quy định tại Điều 116, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản muộn ảnh hưởng gì đến quyền lợi?

1. Trường hợp vượt quá thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 và khoản 2 Điều 110, khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản.

2. Trường hợp nộp hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của người lao động hoặc thân nhân của người lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

(Theo Điều 116, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014)

Theo đó, nếu người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản muộn thì cần có văn bản giải trình, Cơ quan bảo hiểm sẽ xem xét và giải quyết chế độ cho người lao động. Tuy nhiên, trường hợp nộp muộn do lỗi của người sử dụng lao động mà ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động thì người sử dụng lao động phải đền bù thiệt hại.

Như vậy, nếu người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm thai sản muộn tức sau 45 ngày kể từ khi đi làm thì không ảnh hưởng đến quyền lợi. Người lao động chỉ cần giải trình lý do bằng văn bản tại Mẫu 01B-HSB, Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành giải quyết cho người lao động.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản bao gồm giấy tờ gì?

Theo Điều 101, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định về hồ sơ hưởng chế độ thai sản bao gồm các giấy tờ sau:

  • Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
  • Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp mẹ chết sau khi sinh;
  • Giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh không đủ điều kiện chăm sóc con;
  • Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
  • Giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai theo quy định.

Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản muộn không ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Song, người lao động phải giải trình lý do bằng văn bản để Cơ quan bảo hiểm xem xét và giải quyết chế độ cho người lao động. Bên cạnh đó, để quá trình hưởng chế độ thai sản diễn ra thuận lợi, việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ là cần thiết.

Quý bạn đọc còn thắc mắc về chế độ thai sản xin để lại câu hỏi dưới phần Comment, KBHXH vui lòng giải đáp mọi thắc mắc!

TIN LIÊN QUAN

Chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*