Hết hạn hợp đồng trong thời gian nghỉ thai sản dẫn đến điều gì?

Hết hạn hợp đồng trong thời gian nghỉ thai sản là trường hợp nhiều người lao động gặp phải. Vậy, khi đang nghỉ thai sản mà hợp đồng lao động hết hạn thì người lao động có được ký kết hợp đồng mới không? Quyền lợi về BHXH có bị ảnh hưởng không và chế độ hưởng thai sản được tính ra sao? Cùng KBHXH tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Hợp đồng lao động hết hạn khi NLĐ nghỉ thai sản

Căn cứ Khoản 3, Điều 137, Bộ luật lao động 2019 quy định:

“Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới”.

(Theo Căn cứ Khoản 3, Điều 137, Bộ luật lao động 2019)

Theo đó, khi hết hạn hợp đồng lao động, người lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới. Tuy nhiên, việc giao kết này tùy thuộc vào quyết định của người sử dụng lao động. Nếu hai bên không giao kết hợp đồng thì khi hợp đồng lao động hết hạn người lao động nữ nghỉ sinh sẽ phải chấm dứt hợp đồng lao động ở doanh nghiệp đó. Trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động và thực hiện các quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng.

Nghỉ thai sản, hết hợp đồng và quyền lợi BHXH

Lao động nữ được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng (căn cứ Khoản 1, Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).

Nếu hợp đồng của người lao động hết hạn trong thời gian này thì việc đóng và hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) của người lao động được xác định theo Điểm a, Khoản 2, Điều 12, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể:

“Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.

(Theo Điểm a, Khoản 2, Điều 12, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)

Theo điều luật trên, trong thời gian nghỉ thai sản mà hợp đồng lao động (HĐLĐ) hết hạn thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi HĐLĐ hết hạn được tính là thời gian đóng BHXH. Tuy nhiên, sau khi hợp đồng lao động hết hạn thì thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính vào thời gian đóng BHXH.

Ngoài ra, Khoản 6, Điều 42, Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định:

“Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động”.

(Theo Khoản 6, Điều 42, Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017)
Hết hạn hợp đồng trong thời gian nghỉ thai sản có được hưởng BHXH?
Hợp đồng lao động hết hạn ngoài việc được hưởng quyền lợi BHXH còn được hưởng quyền lợi BHYT cho đến khi hết hạn hợp đồng.

Theo đó, người lao động trong thời gian nghỉ thai sản mà hợp đồng lao động hết hạn ngoài việc được hưởng quyền lợi BHXH còn được hưởng quyền lợi của BHYT cho đến khi hết hạn hợp đồng. Trong trường hợp sau khi hết hạn hợp đồng mà không ký hợp đồng mới, người lao động được hưởng quyền lợi BHYT đến hết tháng mà người sử dụng lao động báo giảm lao động.

>> Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản muộn quyền lợi có bị ảnh hưởng Xem thêm

Hợp đồng hết hạn có được hưởng chế độ thai sản?

 Căn cứ Khoản 1 và 2, Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội 2014, quy định:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Lao động nữ sinh con;

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

(Khoản 1 và 2, Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội 2014)

Như ta thấy, khi người lao đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.

Như vậy, trong thời gian nghỉ sinh người lao động hết hạn hợp đồng lao động thì người lao động được giao kết hợp đồng mới dựa trên thỏa thuận giữa hai bên. Tuy nhiên, doanh nghiệp có quyền không ký kết hợp đồng lao động và chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động hết hạn hợp đồng trong thời gian hưởng chế độ thai sản.

Nếu bạn đọc còn thắc mắc về việc hết hạn hợp đồng trong thời gian nghỉ sinh, hãy đặt câu hỏi phía dưới phần bình luận. https://kbhxh.edu.vn sẵn sàng giải đáp thắc mắc cho Quý bạn đọc một cách nhanh nhất!

TIN LIÊN QUAN

Chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé:
Giới thiệu Phạm Tài 87 bài viết
Biên Tập Viên SEO website BHXH điện tử EBH - Thái Sơn

2 bình luận

  1. Nếu người lao động hết hạn HĐLĐ trong thời gian thai sản. Công ty không có bất kỳ thông báo nào, cũng không ký tiếp HĐLĐ mới. Vậy thì có mặc nhiên HĐLĐ mới hình thành không? Và hết thời gian nghỉ thai sản người lđ có quay lại làm được không?

    • Bình thường do khi bạn nghỉ thai sản công ty sẽ báo giảm lao động và đến khi bạn đi làm lại thì công ty sẽ báo tăng lao động.
      Trong trường hợp bạn nghỉ thai sản mà hết HĐLĐ mà công ty không thông báo là bên công ty đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ của bạn. Như vậy là trái với quy định.
      Trong trường hợp này bạn hãy liên hệ với công ty của mình để xem phản ứng của lãnh đạo.
      Thường là bạn sẽ được ký tiếp HĐLĐ sau khi quay trở lại làm việc.
      Trong trường hợp doanh nghiệp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong thời gian bạn nghỉ thai sản – Căn cứ Điều 41 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
      Người sử dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:
      – Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết;
      – Phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

      Cảm ơn bạn Thủy đã quan tâm.

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*