Người lao động nghỉ việc tại công ty là điều khá phổ biến. Trong quá trình làm việc người lao động được công ty đóng và cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Vậy sau khi nghỉ việc tại công ty cũ thẻ BHYT có còn giá trị sử dụng hay không? Người lao động cần làm gì trong trường hợp này. Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây.
Sau nghỉ việc thẻ BHYT được cấp có còn giá trị?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đúng quy trình, quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động nghỉ việc, người sử dụng lao động phải kịp thời lập hồ sơ báo giảm BHXH gửi tới cơ quan BHXH. Xem hướng dẫn
Trường hợp chậm báo giảm, điểm 2.1 khoản 2 Điều 50 Quyết định 595 đã nêu rõ:
Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.
Theo đó, doanh nghiệp chậm báo giảm sẽ phải đóng tiền BHYT của những tháng báo chậm. Đồng thời, thẻ BHYT của người lao động đã nghỉ việc sẽ có giá trị đến hết tháng mà người sử dụng lao động báo giảm người tham gia BHYT.
Như vậy >> Thẻ BHYT của người lao động đã được cấp để đi khám chữa bệnh BHYT có thể sử dụng đến hết tháng mà doanh nghiệp báo giảm lao động.
Người lao động cần làm gì?
Sau khi nghỉ việc, thẻ BHYT của người lao động được cấp tại doanh nghiệp sẽ hết giá trị sử dụng tại tháng doanh nghiệp báo giảm lao động. Do đó, để đảm bảo được hưởng các quyền lợi về BHYT khi đi khám chữa bệnh, người lao động cần tiếp tục tham gia BHYT. Đối với người lao động sẽ có 2 trường hợp sau:
TH1: Người lao động làm việc tại công ty mới và tiếp tục được đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Pháp luật.
Xem thêm: Quyền lợi dành cho người tham gia BHYT 5 năm liên tục là gì?
TH2: Người lao động tự đóng bảo hiểm y tế sau nghỉ việc
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, nếu không thuộc đối tượng tham gia BHYT do cơ quan BHXH đóng hoặc do ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ mức đóng, người lao động sau khi nghỉ việc hoàn toàn có thể tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình.
Nếu ngay sau khi nghỉ việc mà tham gia BHYT hộ gia đình thì người lao động sẽ được cấp thẻ BHYT mới có giá trị nối tiếp với ngày hết hạn của thẻ cũ. Mức hưởng của thẻ BHYT mới này là 80%. Đồng nghĩa với đó, khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến, bệnh nhân sẽ được thanh toán 80% chi phí khám chữa bệnh.
Tự đóng BHYT sau khi nghỉ việc
Tự đóng Bảo hiểm y tế là hình thức tham gia đóng bảo hiểm y tế tự nguyện theo diện hộ gia đình. Theo đó, người lao động nghỉ việc muốn mua BHYT hộ gia đình thì những thành viên còn lại trong Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú mà chưa có thẻ BHYT các nhóm đối tượng khác cũng phải cùng mua.
Tham gia bảo hiểm y tế là cách để đảm bảo sức khỏe của bản thân và giúp tiết kiệm chi phí điều trị khám chữa bệnh mà mọi người dân đều nên tham gia. Đối với người lao động sẽ được người sử dụng lao động đóng BHYT bắt buộc theo quy định. Người lao động tự do có thể tham gia BHYT tự nguyên theo diện hộ gia đình.
Hy vọng rằng với những chia sẻ từ kBHXH trong bài viết trên đây sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.
TIN LIÊN QUAN
- Bảo hiểm y tế bắt buộc không? Chi tiết quy định tham gia BHYT
- Hướng dẫn xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế mới nhất năm 2022
- Đóng Bảo hiểm y tế bị gián đoạn có được tính 5 năm liên tục
- Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục điều kiện và quyền lợi được hưởng
- Tờ khai bảo hiểm xã hội theo mẫu TK1-TS kèm Quyết định 505/QĐ-BHXH
- Bảo hiểm y tế cho trẻ sơ sinh: Chi tiết mức hưởng và thủ tục cấp thẻ BHYT
Để lại một phản hồi